Làm sao để phát triển một doanh nghiệp siêu nhỏ?

Một doanh nghiệp do chính bạn gây dựng bằng chính những kinh nghiệm của bạn. Dùng từ siêu nhỏ ở đây có ý là nhỏ về quy mô và tài chính luôn. Không nhiều vốn, không có tiền để làm Marketing thì làm sao phát triển DN đó?

Làm sao để phát triển một doanh nghiệp siêu nhỏ?
Làm sao để phát triển một doanh nghiệp siêu nhỏ?

Có bạn nào ở đây đã thành công với DN siêu nhỏ như vậy chưa? Hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm!

Một công ty siêu nhỏ vẫn có thể siêu mạnh nếu bạn hoàn toàn tập trung vào 1 thị trường ngách (niche market) thể hiện được hết thế mạnh của mình. Giả sử bạn chỉ có 1 sản phẩm + 1 nhân sự, vậy bạn phải thật độc đáo ở 1 điểm nào đó. Tôi có 1 người bạn chuyên bán Trống đồng, cô ấy rất nổi tiếng ở Việt Nam với khoảng vài chục khách hàng, và được biết đến trên thế giới bởi vài chục nhà sưu tầm đô cổ khác. Bán được 2 cái trống đồng đủ cho doanh thu 1 năm, và nếu năm nào làm ăn tốt, bán được 4 – 6 cái, mang về cho cô ấy thu nhập hấp dẫn khoảng $4000/tháng.

Tất cả những gì bạn cần nếu bạn “siêu nhỏ” là 1 điều bạn thực sự có thế mạnh hoặc mạnh nhất, rồi từ đó sẽ tìm người muốn trở thành khách hàng của bạn hôm nay & suốt đời, bởi vì bạn mạng lại chính xác 1 điều họ muốn trong cuộc sống của mình. Internet Marketing hay “surgical” marketing (xem them Guerilla Marketing, Jay Levinson) sẽ cần để bạn tìm đến khách hàng mục tiêu của mình.

NB. Đừng mắc sai lầm khi muốn lấy được tất cả mọi khách hàng. Bạn chỉ cần tìm được 1 ít người thực sự cần bạn / sản phẩm của bạn / hay phong cách dịch vụ của bạn. Đừng cố cung cấp bất kỳ thứ gì cho mọi khách hàng, bởi vì bạn quá nhỏ để làm được mọi thứ.

Thành công thì mình chưa dám nói, nhưng đến nay, sau 10 năm hoạt động, công ty mình vẫn "còn sống" .... Mình tin ít nhiều có thể chia sẻ cùng bạn. Nếu không là kinh nghiệm thành công để bạn hướng đến, thì cũng sẽ là những kinh nghiệm không thành công để bạn có thể tránh nó đi...

Một vài chia sẻ trước mắt với bạn: công ty bạn nhỏ về qui mô, về tài chính, bạn không nhiều vốn, ...điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn không có thế mạnh. Vì mình tin chắc rằng, nếu bạn không thấy được điểm mạnh của mình, bạn đã không đủ liều lĩnh để ra thương trường. Cho nên, hãy cho mình sự công bằng, cho mình chút tự tin để nhìn lại "vì đâu, vì điều gì, và cơ sở nào để bạn ra quyết định "xông pha ra trận"??? Từ đó, bạn có thể dùng SWOT để nhìn thật rõ, thật trung thực với từng S-W-O-T của mình.... Mình tin chắc bạn sẽ tìm ra hướng đi sau khi "hiểu rõ" bản thân doanh nghiệp của mình.

Trong kinh doanh, công thức doanh thu lợi nhuận rất công bằng. Nếu bạn càng đầu tư thì nó càng sinh lợi, càng đôn người giỏi thì hiệu doanh thu sẽ cao. Doanh nghiệp siêu nhỏ về dịch vụ khác với doanh nghiệp siêu nhỏ về sản xuất. Nó phải tùy vào một quy trình tạo ra doanh thu thừ a đến z của bạn.
Một đơn vị doanh thu cần bao nhiêu con người tối thiểu, bao nhiêu tiền cho marketing, bao nhiêu tiền tối thiểu để lo đầu vào, ...là phải tối cần và tối thiểu. Nếu dư chút càng tốt.
Căn cứ vào đó, bạn lại tính xem mình có thể làm luôn phần nào của các công đoạn đó. Nếu làm hết từ a đến z thì bạn chỉ cần mình ênh thôi là có thể run công ty. Nếu bạn mạnh về Marketing, thì công ty bạn có lợi, vì có khách hàng trước thì để có cơ hội hơn.

Thực tế cho thấy không có 1 mô hình kinh doanh thành công cho tất cả trường hợp. Có nghĩa là giả sử Tigon nhận được chia sẽ thông tin từ 1 DN siêu nhỏ thành công, vậy thông tin đó sẽ mang lại giá trị tích cực như thế nào và Tigon sẽ vận dụng như thế nào vào kế hoạch khởi nghiệp của mình.

Truyền thống, chúng ta thường xem xét chủ đề marketing khi khởi nghiệp 4Ps hay 7Ps. Tùy vào hoàn cảnh, trường hợp và mục tiêu cụ thể thì mỗi giá trị của P sẽ là yếu tố quyết định và dẫn đường.

Trường hợp của Tigon, Thành nhận xét rằng 3Ps ( Product/People/Plan ) là 3 yếu tố căn bản và huyết mạch.
Product: Tigon phải biết và hiểu thật rõ sản phẩm và dịch vụ mình muốn kinh doanh, và quan trọng hơn nữa là giá trị mà chúng mang lại cho Tigon và khách hàng mục tiêu.
People: kinh nghiệm & kết nối xã hội của Tigon, và cốt lõi là: đam mê, quyết tâm là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc quyết định mức độ thành công của Tigon
Plan: Tigon cần có kế hoạch kinh doanh hay cách thức khởi nghiệp phù hợp với tình hình tài chính thực tế. Tài chính có 2 phần: tài chính thực ( tiền mặt và vay ngân hàng, vv..) và tài chính ảo ( kinh nghiệm, giá trị, quan hệ của Tigon,vv..) làm sao hợp lý cho 1 kế hoạch phù hợp.

Để thành công bạn nhất thiết phải có 3 điều kiện : vốn, am hiểu ngành mình làm, liều
1. Về vốn : dù nhiều hay ít nhưng nhất thiết phải có các ngồn bạn có thể thu hút được là từ bạn bè, người thân, gia đình hoặc hợp tác với những người khác. và bạn phải nhớ câu " liệu cơm gắp mắm"
2. Kinh nghiệm trong ngành : mình nghĩ cái này bạn có
3. Liều : ở đây mình muốn nói là dám nghĩ dám làm.
Nếu không có nhỏ thì làm sao có lớn, bạn nên chia sẻ những gì bạn dự định làm cho tất cả mọi người góp ý. Và bạn phải nhớ tất cả chỉ là ý kiến đóng góp quyết định cuối cùng vẫn là bạn, đừng quá tin và làm theo tất cả những lời tư vấn, mà bạn phải có con đường riêng của mình bạn phải có chính kiến của mình.

Nếu là một công ty siêu nhỏ thì phải chọn một phân khúc thị trường siêu nhỏ mà làm, xác định khách hàng của mình cũng phải nhỏ. Bạn đừng sợ các công ty lớn ví dụ như AC nielsen hợp đồng vài triệu đến vài chục triệu họ đâu thèm để ý Trong khi đó số lượng doanh nghiệp nhỏ ở VN không phải là ít.

Getting Info...

Đăng nhận xét

Hãy là người đầu tiên bình luận cho bài viết
Cookie Consent
Chúng tôi cung cấp cookie trên trang web này để phân tích lưu lượng truy cập, ghi nhớ các tùy chọn của bạn và tối ưu hóa trải nghiệm của bạn.
Oops!
Có vẻ như kết nối internet bạn không ổn định. Vui lòng kết nối lại và tiếp tục xem bài viết.
AdBlock Detected!
We have detected that you are using adblocking plugin in your browser.
The revenue we earn by the advertisements is used to manage this website, we request you to whitelist our website in your adblocking plugin.
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.