Quản lý nên đóng vai thiên thần hay ác quỷ?

 Một người chọn cho mình phong cách quản lý nghiêm khắc, thậm chí la mắng nhân viên ngay khi họ phạm lỗi, để ý những sai phạm để nhắc nhở họ nhưng đôi khi làm họ cảm thấy áp lực nhưng bù lại nhân viên của người đó cảm thấy rất sợ sếp, làm việc nghiêm túc, cẩn thận vì sợ mắc lỗi và bị rầy. 

Quản lý nên đóng vai thiên thần hay ác quỷ?
Quản lý nên đóng vai thiên thần hay ác quỷ?

Một người thì chọn cách quản lý ôn hòa, nhẹ nhàng. Luôn tạo cho nhân viên cảm giác , thân thiết, gần gũi như bạn bè và dường như giữa sếp với nhân viên không còn khoảng cách. Luôn bảo vệ nhân viên trước cấp trên thậm chí nhận sai giúp nhân viên... Do đó nhân viên làm việc với sếp rất thoải mái, đôi khi vì sếp quá dễ dãi nên họ có phần ỷ lại. Làm việc qua loa vì nghĩ sếp sẽ không chấp nhất những lỗi nhỏ... 

Vậy người làm sếp nên chọn phong cách quản lý thế nào là hiệu quả nhất? Các anh chị diễn giả có thể chia sẻ thêm về bí quyết quản lý của mình để có thể phát triển toàn diện team của mình.

'Ác quỷ' để làm gì? 

Bạn có nghĩ trên đời này có nhân viên nào lại thích làm việc cho 'ác quỷ' không? Bạn có thích không? 

Tôi đồng ý với bạn là "phong cách quản lý nghiêm khắc, thậm chí la mắng nhân viên ngay khi họ phạm lỗi, để ý những sai phạm để nhắc nhở họ nhưng đôi khi làm họ cảm thấy áp lực nhưng bù lại nhân viên của người đó cảm thấy rất sợ sếp, làm việc nghiêm túc, cẩn thận vì sợ mắc lỗi và bị rầy". Nhưng phong cách này sẽ không mang lại năng suất cao trong công việc của nhóm. 

Chúng ta biết rằng bình thường nhân viên chỉ làm việc ở mức 50% khả năng của họ, chỉ khi nào có thêm những động lực làm việc đáng kể thì họ mới chịu cố gắng nâng cao hiệu suất lên đến 100, thậm chí hơn cả sự mong đợi của sếp. Nếu làm việc để khỏi bị rầy, làm việc vì sợ sếp thì mức 50% kết quả đã đủ đảm bảo những an toàn trên. Không ai lại đi nổ lực làm việc hết mình cho... 'Ác Quỷ' bao giờ! 

'Thiên thần' phải ra sao?

Người quản lý thời nay phải vừa là một nhà lãnh đạo. Trong thời đại văn minh hiện nay, không ai thích bị quản bao giờ. Bạn có thích bị quản lý không? Vì thế từ quản lý bây giờ nên dành riêng cho quản lý hệ thống công việc, còn đối với nhân viên chúng ta phải lãnh đạo. 

Lãnh đạo là phải gương mẫu, biết cho trước để rồi nhận sau. Như Sam Walton - nhà sáng lập Walt Mart - đã từng nói: "Cộng sự không phải là những con số trên biểu đồ, họ là những con người chân chính, rất cần có sự tôn trọng của chúng ta. Chúng ta phải biết quan tâm đến họ, từ những vấn đề bức xúc, đến nhu cầu, hy vọng và cả 'tham vọng' của họ". 

Nghĩa là người lãnh đạo phải biết quan tâm và tôn trọng nhân viên của mình, có khả năng & kỹ năng xây dựng mối quan hệ nhân sự (Human relations ability & skills), sao cho nhân viên làm việc cho mình xuất phát từ sự quý mến, kính trọng chớ không phải vì sợ sệt. Khi đó, cho dù không có mặt chúng ta tại nơi làm việc, nhân viên sẽ vẫn làm tốt công việc của họ, thậm chí đến mức tối ưu. 

Bạn có đặt vấn đề khi mối quan hệ quá tốt, sếp quá dễ dãi, sẽ khiến cho nhân viên ỷ lại và làm việc qua loa vì nghĩ sếp sẽ không chấp nhất những lỗi nhỏ. Thậm chí có người còn đề nghị giữa sếp & nhân viên nên có một khoảng cách... Sở dĩ chúng ta phải bận tâm về những việc 'nhỏ' đó, chỉ vì nhà lãnh đạo chưa làm tốt 8 'chữ vàng' sau đây:

"CÔNG TƯ PHÂN MINH, THƯỞNG PHẠT PHÂN MINH"

Chúng ta vẫn thường nghe nhiều đến những câu nói rất quen thuộc, như: " Làm hết mình, chơi hết ga"; "Làm ra làm, chơi ra chơi"; "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà"... đạo lý nằm ở trong đó đấy bạn ạ! Sếp xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên, đối xử với nhau như người nhà (TƯ), chẳng phải chúng ta vẫn xưng hô với nhau như người nhà sao? Gọi anh Thắng, chị Mình, Cô Khó, chú Nhất,...như người trong một gia đình (thứ 2) vậy. 

Có bao giờ chúng ta lại gọi ông Giám đốc, bà Trưởng Phòng, cô Kế toán trưởng, bà Quản đốc đâu? Có mối quan hệ tốt là điều kiện tiên quyết, cũng là nền tảng để làm việc nhóm cùng nhau. Nhưng để nhóm làm việc hiệu quả, đòi hỏi phải có tính chuyên nghiệp và kỷ luật (CÔNG). 

Trong công việc lấy kết quả làm thước đo, lấy sự nổ lực và thiện chí hợp tác làm tiền đề để đạt mục tiêu. Đối với những hành vi chuẩn mực, đúng đắn, chính xác & hiệu quả, sếp cần phải kịp thời khen & thưởng; Đối với những biểu hiện sai lệch, vi phạm tiêu chuẩn, nội qui, giá trị, đạo đức..., sếp cũng phải kịp thời uốn nắn, điều chỉnh một cách phủ hợp & kiên quyết. 

Một khi sếp thưởng phạt phân minh, sẽ không có nhân viên nào... dám ỷ lại vào mối quan hệ nữa. Sẽ không còn hiện tượng trên bảo dưới không nghe, mà lại đạt được hiệu suất công việc cao so với phong cách lãnh đạo bằng quyền lực đơn thuần.   

Vì vậy, hãy là Thiên thần 'định hướng công ty', chớ đừng làm Thiên thần 'định hướng thiên đường'  

Getting Info...

1 nhận xét

  1. Bài viết rất hay
Hãy là người đầu tiên bình luận cho bài viết
Cookie Consent
Chúng tôi cung cấp cookie trên trang web này để phân tích lưu lượng truy cập, ghi nhớ các tùy chọn của bạn và tối ưu hóa trải nghiệm của bạn.
Oops!
Có vẻ như kết nối internet bạn không ổn định. Vui lòng kết nối lại và tiếp tục xem bài viết.
AdBlock Detected!
We have detected that you are using adblocking plugin in your browser.
The revenue we earn by the advertisements is used to manage this website, we request you to whitelist our website in your adblocking plugin.
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.